Tranh cãi Đĩa đá Dropa

Có ý kiến cho rằng Sở Văn Minh không phải là tên thật bằng tiếng Trung. Chẳng có tài liệu nào nhắc đến vị chuyên gia này ở Trung Quốc ngoài mối liên hệ của ông ta với những chiếc đĩa đá Dropa. Theo Hartwig Hausdorf, một người say mê Dropa, Sở Văn Minh là một "cái tên cũ bằng tiếng Nhật nhưng đã được chuyển thể sang tiếng Trung".[8] Theo hệ thống phiên âm của Gould-Parkinson thì chữ drop-ka trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là "cô mịch" hoặc "cư dân của đồng cỏ". Nó được cho là tên của một bộ lạc chăn nuôi gia súc du mục Tây Tạng trên cao nguyên phía đông Tây Tạng.[3] Do những bức ảnh của Wegerer thiếu bằng chứng cụ thể về chữ tượng hình, chúng thể hiện sự giống nhau với những chiếc đĩa Bích. Bích là những đĩa ngọc tròn có lỗ ở tâm. Khi bị chôn vùi trong lòng đất, các khoáng chất sẽ biến chúng thành nhiều màu. Bích đã có từ năm 3000 trước Công nguyên và phổ biến ở khu vực ngày nay là Thiểm Tây. Một số chiếc đĩa bích được trang trí bằng các rãnh song song và các dấu hiệu khác.[9]